Tổng quan Nuôi trâu

Lịch sử

Trâu nhà được thuần hóa đầu tiên ở Ấn ĐộPakistan cách đây 5.000 năm và chúng cũng được thuần hóa tại Trung Quốc khoảng 4000 năm[3][4]. Vào khoảng năm 600 trước công nguyên, người Ảrập đưa trâu đến từ miền Lưỡng Hà (Iraq) rồi chuyển chúng về vùng cận đông như Syria, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Trâu cũng từ vùng Trung Đông được đưa vào châu Âu thời Trung cổ. Nhìn chung trâu đã được thuần hóa cách đây rất lâu, khoảng 5000-7000 năm trước. Trong đó ở châu Á, trâu được thuần dưỡng ở vùng sông Ấn và vùng Lưỡng Hà từ giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên (khoảng 30 thế kỷ trước công nguyên). Trâu nhà được nuôi ở Trung Quốc từ 2000 năm trước công nguyên và có lẽ được đưa từ phương Nam tới. Người Việt cổ đã sớm thuần hóa trâu, bắt đầu từ hậu thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 4-4,5 ngàn năm để giúp nghề trồng lúa nước.

Ngày nay, người ta còn thực hiện công tác chọn lọc trâu. Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của gia súc gia cầm thông qua tiến bộ di truyền trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm nhiều khâu chọn trâu đực giống, cái giống, kiểm tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đàn hạt nhân. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu thành công và áp dụng trong sản xuất này đóng góp lớn vào sự phát triển của chăn nuôi trâu góp phần vào sự phát triển chung của chăn nuôi trâu khu vực, châu lục và thế giới. Ấn Độ, Pakistan, Bulgaria, Italia, Brasil, Venezuela, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines là những nước đã khá thành công trong lĩnh vực này.

Vai trò

Con trâu đi trước, cái cày theo sau

Trâu nhà được sử dụng từ lâu đời nay ở châu ÁViệt Nam vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất phục vụ trồng trọt. Ngoài việc làm đất, trâu còn được sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác như kéo gỗ, kéo nước... Trâu tạo ra sức kéo nhờ năng lượng lấy từ cỏ và các phụ phẩm cây trồng, mà năng lượng trong cây cỏ lại được cố định trực tiếp nguồn năng lượng của mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Do vậy, sử dụng sức kéo của trâu bò giúp tránh được các cuộc khủng hoảng gây ra bởi các nguồn năng lượng hoá thạch đang được khai thác cạn kiệt dần.

Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người có thể khai tác sử dụng. Sừng trâu nếu được gia công chế biến cẩn thận có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Sừng trâu có nhiều hình dạng, có màu từ đen tuyền đến màu mật ong nhạt. Sừng trâu đầm lầy rất to và rộng có khả năng cung cấp cho các nghệ nhân và các thợ thủ công một số lượng nguyên liệu đáng kể để tạo ra các mặt hàng như cúc áo, trâm cài, lược, thìa, dĩa, cán và bao da, các vòng số đeo, đồ trang trí, kim đan, móc áo, còn được dùng làm tù và, da trâu còn được sử dụng rất thông dụng để làm các loại bạt và đặc biệt là dùng để làm mặt trống.

Thịt trâu có giá trị dinh dưỡng không khác nhiều thịt bò, thịt trâu có hàm lượng nước là 76,6%, protein 19%, tro 1%. Thịt trâu có màu đỏ hơn thịt bò vì nhiều sắc chất hơn, nhưng mỡ thì trắng và có ít trong thịt (mỡ giắt 2 - 3% trong khi ở thịt bò là 3 - 4%)[5]. Thịt trâu do ít mỡ cho nên lượng calo chỉ bằng 70% so với thịt bò, hàm lượng cholesterol cũng thấp hơn (82g/87g tính theo 100g), nhưng sắt giàu hơn 15 - 20%, vitamin B12 cao hơn 8 - 14% so với thịt bò. Mỡ trâu còn có CLA (Conjugated Linoleic Acid), một loại mỡ trans tự nhiên tạo ra từ các loại vi khuẩn sống trong dạ cỏ, mỡ này không độc như mỡ trans nhân tạo mà còn ngăn ngừa được ung thư, hạ thấp cholesterol xấu (LDL) và mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh đái tháo đường[6].

Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao, trâu 18 - 24 tháng tuổi đem vỗ béo trong 3 tháng cho tăng trọng 680 - 700 g/ngày. C, thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa chuộng, kể cả một số nước châu âu và Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%. Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500-800 g/ngày nuôi vỗ béo có thể tăng trọng 800-1000 g/ngày, có thể so sánh với các giống bò thịt cao sản. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao với từ 43-48%. Khẩu phần vỗ béo cho trâu chủ yếu là thức ăn dễ kiếm, ngoài cỏ tươi có thêm một lượng nhất định cám gạo, sắn lát hay sắn. tươi[1].

Một loại phomat Ý làm từ sữa trâu

Khả năng cho sữa của trâu cũng rất tốt cả về sản lượng và chất lượng. Các sản phẩm làm từ sữa trâu cũng đa dạng hơn sữa bò như , dầu bơ, phomat cứng và mềm, sữa đặc, kem, sữa chua. Do sữa trâu giàu protein và mỡ nên sản xuất một kilo phomat chỉ cần 5 kg sữa và sản xuất 1 kg bơ chỉ cần 10 kg sữa trâu (trong khi đó phải cần tới 8 kg và 14 kg sữa bò cho mỗi kilô bơ hay phomat). Phomat làm từ sữa trâu có màu trắng, nhiều nước rất ưa chuộng loại phomat này[1]. Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đang nuôi trâu để lấy sữa, chẳng hạn như tại Ý, sữa trâu được dùng để làm pho mát mozzarella[7].

Phân trâu là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô trâu ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân. Hàng ngày mỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15–20 kg phân. Phân trâu chứa khoảng 75-80% nước, 5­5,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Nhờ có khối lượng lớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay ở nhiều vùng, nhất là những vùng trồng cà phê phân trâu được bán với giá khá cao để làm phân bón. Ngoài việc dùng làm phân bón, trên thế giới phân trâu bò còn được dùng làm chất đốt. Tại một số nước Tây Nam Á như Ẩn Độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất đốt quanh năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nuôi trâu http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Chan-nuoi/B... http://www.baoyenbai.com.vn/215/118619/Nuoi_trau_t... http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/giau-su-nh... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mo... http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/xay-chuong-tri... http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv... http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?New... http://nongnghiep.vn/con-trau-vien-ngoc-quy-chau-a... http://nongnghiep.vn/nuoi-trau-post117259.html http://baosonla.org.vn/News/?ID=8198&CatID=111